Nghi Thức Cúng Cô Hồn Rằm Tháng 7

Rate this post

Hằng năm, cứ vào dịp tháng 7 Âm lịch, người Việt Nam chúng ta lại nhắc nhiều tới lễ cúng cô hồn. Ý nghĩa cúng ngày cô hồn? Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào? Mâm cúng cô hồn tháng 7 cần chuẩn bị những gì? Cùng Tôn Chống Nóng An Tâm tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nghi lễ phong thủy này nhé.

Ý nghĩa cúng cô hồn

Lễ cúng cô hồn là lễ cúng được tổ chức nhằm mục đích cứu giúp cho những linh hồn xấu số, khốn khổ, sống lang thang, không có người thân trên trần cúng bái, thờ phụng. Việc tổ chức lễ cúng này sẽ giúp các vong hồn không còn quấy nhiễu nhân gian nữa.

Theo quan niệm người xưa thì từ mùng 2/7 âm lịch là ngày xá tội vong nhân, Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ môn quan để cho các quỷ đói trở lại được trần gian đến ngày 15/7 âm lịch nên tháng cô hồn cũng bắt đầu từ đó mà đi. 

Thời gian làm lễ cúng cô hồn tháng 7

Mặc dù tục lệ này đã có từ lâu đời tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ thời gian nào cúng cô hồn hợp lý.

Cúng cô hồn vào ngày nào?

Cúng cô hồn thường diễn ra hàng tháng trong năm thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch, nhưng những lễ này thường dành những người kinh doanh. Rằm tháng 7 được coi là lễ cô hồn lớn nhất trong năm, và nhà nhà đều làm lễ cúng.Theo các chuyên gia thì ngày cúng cô hồn 2020 tốt nhất là vào buổi chiều tối trong khoảng từ ngày 01 – 15/07 âm lịch.

Theo niên lịch của năm 2020 thì ngày đầu tiên của tháng cô hồn, tức 01/07 âm lịch sẽ rơi vào ngày 19/08/2020 dương lịch. Và ngày kết thúc tháng cô hồn, tức 29/07 âm lịch sẽ ứng với ngày 16/09/2020.

Còn ngày rằm tháng 7 trùng vào thứ 4, ngày 2/9 dương lịch cũng là ngày lễ Quốc Khánh nước ta. Như vậy, thời điểm tốt nhất để làm lễ cúng cô hồn sẽ là từ ngày 19/08 – 02/09/2020.

Cúng cô hồn vào giờ nào?

Thời gian cúng cô hồn chuẩn nhất là giờ Dậu (5-7h tối). Sở dĩ nói như vậy là bởi theo thuyết âm dương ngũ hành, lúc này âm thịnh vì trời nhập nhoạng, nửa tối nửa sáng nên các cô hồn mới đến nhận lễ cúng được. Nếu làm lễ cúng vào ban ngày, vì quá nhiều ánh sáng nên cô hồn sẽ yếu ớt, không thụ lễ vật được, dễ bị hồn bay phách lạc.

Nghi thức cúng cô hồn

Nghi thức cúng cô hồn rất quan trọng, gia chủ cần lưu ý để không làm phật lòng các âm linh, đồng thời cầu phước lành cho gia đình và nhà cửa. Cụ thể, dưới đây là những nghi thức cúng cô hồn cần chú ý:

Trang phục chỉnh tề khi cúng bái, tuyệt đối không được mặc quần cộc, áo hở hang. Nếu có thể hãy mặc áo lam để tiến hành khấn vái. 

Cúng cô hồn đúng cách, không nên bày xôi, gà và đồ mặn. 

Hương phải được cắm thẳng khi thắp, tránh bị xiêu vẹo.

Nên bày biện lễ cúng ở ngoài sân, không đặt ngoài cửa

Tránh để người già, trẻ em, phụ nữ mang thai đến gần mâm cúng, có thể bị các vong hồn quấy rối, trêu chọc.

Lưu ý rải tiền ra mâm theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc

Bày biện đồ cúng theo nguyên tắc “đông bình tây quả” gồm hoa quả, rượu và nước.

Khi thắp nhang, nên thắp theo số lẻ 1,3,5,7,9 để dâng lễ vật lên gia tiên. Bởi vì theo người xưa truyền lại, những con số này đại diện cho dương tính, có đặc tính tưởng niệm, có thể cầu may mắn, phước lành, mọi sự bình an

Sau khi bày ra mâm cúng cô hồn đầy đủ, gia chủ bắt đầu thắp nhang và khấn vái theo tâm niệm của mình hoặc theo các bài cúng cô hồn. Sau khi niệm xong, tiến hành rắc gạo, muối khắp bốn phương tám hướng, cháo vẩy đầy sân, cửa ngõ để bố thí cho các âm linh lang thang chưa siêu thoát. Cuối cùng, đốt vàng mã để dâng lễ vật đến các linh hồn.

Trường hợp không chắc chắn về mâm cúng cô hồn cũng như văn khấn vái, gia đình có thể làm lễ cúng tại các chùa chiền.

Xem thêm: Tìm Hiểu Ngày Hoàng Đạo – Ngày Hắc Đạo

Xem thêm: Ngày Nguyệt Kỵ Nguồn Gốc Và Cách Hóa Giải

Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì?

Cách cúng cô hồn rằm tháng 7 sao cho hợp lý là điều không phải ai cũng biết. Vào ngày rằm không phải cứ chuẩn bị mâm cao cỗ đầy mà còn ở thái độ, lương tâm cũng như sự thành tâm của mỗi người.

Trong ngày này các gia đình nên đi chùa để làm lễ, cầu siêu cũng như tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà và tổ tiên. Sau đó về nhà làm mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ phật và bàn thờ của người thân đã mất.

Mâm cúng cô hồn tháng 7 không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên, một số lễ vật cần phải có, phổ biến trong mâm cúng, đa số mọi người đều sử dụng đó là:

Cháo loãng (cháo trắng không cho thêm gì cả 

Muối và gạo

Tiền mặt

Nước lọc

Nến, nhang

Khoai, sắn, ngô luộc 

Bánh kẹo, bỏng, oả  

Hoa quả

Mâm cúng cô hồn thường được đặt ở ngoài sân hoặc trước cửa nhà. Nền đất nên chọn chỗ bằng phẳng, không bị gập ghềnh, tránh tình trạng bị xô, vỡ. Gia đình lưu ý không nên đặt cúng trên bệ cửa.

Xem thêm: Cách Sắp Xếp Bài Trí Phòng Ngủ Theo Mệnh

CÔNG TY TNHH CÁCH ÂM CHỐNG NÓNG AN TÂM

Văn phòng giao dịch: 51/26/20 đường vườn lài nối dài, p. An phú Đông, Q 12

Kho hàng: 79 Vườn Lài (Nối Dài), Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0901.37.34.39 – 0933.156.195 Ms. Thủy | 0911.78.86.68 Mr. Đạt | 0943.44.22.07 Mr. Định | 0911.78.28.28 Ms. Thúy

Điện thoại: 028.6282 2250 – Fax: 028.6282 0433

Email: cachamchongnong@gmail.com

Website: https://tonchongnong.net/

Zalo
Phone